Cách chăm sóc da mặt yếu trở nên khỏe đẹp và những lưu ý

15/07/2023 Tác giả: Quỳnh Anh Tham vấn y khoa: Chuyên gia thẩm mỹ tái sinh 65 lượt xem

Da mặt yếu do nhiều nguyên nhân gây ra như treatment không đúng cách hay sử dụng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, có tính ăn mòn cao,… Vậy khi da gặp tình trạng như vậy cần chăm sóc như thế nào? Bài viết dưới đây, viện thẩm mỹ tái sinh Sinclair bật mí cho bạn các cách chăm sóc da mặt yếu hằng ngày và những điểm cần chú ý khi chăm sóc da bị mỏng, yếu.

1. Gợi ý các cách chăm sóc da mặt yếu hằng ngày, tại nhà

Quy trình chăm sóc da mặt yếu gồm 2 buổi, vào mỗi buổi sáng và buổi tối hằng ngày. Các bước dưỡng da gần tương tự như nhau như làm sạch da và cung cấp dưỡng chất. Tuy nhiên, vào buổi tối, các công đoạn làm sạch da và dưỡng da sẽ được chú trọng nhiều hơn.

1.1. Cách chăm sóc da mặt yếu vào buổi sáng như thế nào?

Bước 1: Rửa và làm sạch da mặt: Bạn có thể sử dụng nước ấm cùng khăn mềm hoặc sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, có độ pH ~ 5,5 để làm sạch da mặt, tránh để làm mất đi lớp dầu tự nhiên, bảo vệ trên da

Bước 2: Cấp ẩm cho làn da mỏng yếu: Bạn sử dụng một kem dưỡng ẩm không gây kích ứng, chứa thành phần dưỡng ẩm như hyaluronic acid, ceramides hoặc glycerin, để giữ ẩm và có độ mềm mịn nhất định cho da

Bước 3: Không quên kem chống nắng: Bạn cần nhớ, tuyệt đối không được bỏ qua bước thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài, kể cả ngày hôm đó có ánh nắng mặt trời hay không. Tuy nhiên, do tình trạng da nhạy cảm, yếu và mỏng, bạn nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm chống nắng theo lời tư vấn từ các chuyên gia da liễu

1.2. Cách chăm sóc da mặt yếu, mỏng vào mỗi buổi tối

Vào buổi tối, các bước làm sạch, chăm sóc da được đầu tư hơn và được thực hiện kỹ lưỡng, chi tiết hơn để giúp da sạch sâu, loại bỏ đi bụi bẩn, bã nhờn, dầu thừa trên da sau một ngày vận động.

Bước 1: Double-cleansing bằng sản phẩm dịu nhẹ: Trong bước “double -cleansing” bao gồm bước tẩy trang và rửa mặt. Bởi da của bạn là da nhạy cảm, mỏng và yếu, vì vậy nên tìm hiểu kỹ về thành phần và công dụng của mỹ phẩm trước khi mua. Đồng thời tránh sử dụng sản phẩm chứa hóa chất cứng và cồn sẽ làm khô da

Bước 2: Dùng nước cân bằng da sau rửa mặt: Sau bước rửa mặt, để cân bằng độ pH trên da và giúp lỗ chân lông se khít hơn, bạn nên sử dụng thêm nước hoa hồng/toner có thành phần lành tính

Bước 3: Dưỡng ẩm, hồi phục da và tái tạo da mới: Bước dưỡng da đầu tiên đối với da nhạy cảm là cấp ẩm và hồi phục sức khỏe cho da bằng các sản phẩm lành tính như mặt nạ Gold 24k, nhau thai cừu, collagen, peptides hoặc B5. Sau đó, tìm hiểu các loại mỹ phẩm có chứa niacinamide, ceramides, hoặc chiết xuất tự nhiên để tái tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên của da

Bước 4: Thoa lớp kem dưỡng khóa ẩm: Sử dụng một kem dưỡng ẩm dày hơn và giàu dưỡng chất vào buổi tối để cung cấp độ ẩm sâu và tạo một lớp bảo vệ ban đêm cho da. Đồng thời khóa dưỡng chất đã được thoa lên da mặt ở các bước trước đó

Gợi ý các cách chăm sóc da mặt yếu hằng ngày, tại nhà
Gợi ý các cách chăm sóc da mặt yếu hằng ngày, tại nhà

2. Những lý do khiến da mỏng yếu và nhạy cảm

Dưỡng da sai cách khiến da ngày càng trở nên yếu đi và nhạy cảm hơn dưới tác động của môi trường. Điển hình như treatment không đúng cách, lựa chọn sai sản phẩm, lạm dụng tẩy da chết hoặc các sản phẩm có khả năng bào mòn cao.

2.1. Sai lầm khi lựa chọn sản phẩm có tính kiềm hoặc có độ pH cao

Khi bạn làm sạch da bằng các sản phẩm có độ pH cao hoặc có tính kiềm sẽ làm mất đi độ cân bằng tự nhiên của da. Độ pH cao hoặc tính kiềm cao sẽ làm giảm mức độ acid tự nhiên trên bề mặt, gây mất nước và làm mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Khi hàng rào tự nhiên này bị hư hỏng, da trở nên mỏng yếu và dễ tổn thương hơn.

2.2. Quá lạm dụng sản phẩm để tẩy da chết

Việc tẩy da chết quá nhiều lần hoặc quá thường xuyên chắc chắn sẽ gây tình trạng da mỏng yếu. Việc tẩy da chết giúp loại bỏ tế bào da chết và làm sáng da, nhưng nếu thực hiện quá nhiều lần với tần suất thường xuyên thì nó làm mất đi lớp bảo vệ của da và gây tổn thương da mới.

2.3. Tin vào quảng cáo kem trộn làm trắng da

Sử dụng các sản phẩm chứa các chất phụ gia, hương liệu, màu sắc nhân tạo hoặc các chất gây ăn mòn, kích ứng khác chắc chắn sẽ gây tổn thương da và làm mỏng da. Thậm chí một số trường hợp có phản ứng tệ hơn như dị ứng hoặc viêm mủ, hoại tử da khi sử dụng.

2.4. Không tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện “treatment”

Việc sử dụng các liệu pháp điều trị da không đúng cách hoặc quá mạnh, quá thường xuyên cũng sẽ gây ra tình trạng da mỏng yếu. Ví dụ, việc sử dụng quá nhiều hoặc quá thường xuyên các loại sản phẩm peel da sẽ “bóc đi” quá nhiều lớp da, gây tình trạng mỏng, yếu và dần trở nên nhạy cảm hơn.

Những lý do khiến da mỏng yếu và nhạy cảm
Những lý do khiến da mỏng yếu và nhạy cảm

3. Da mỏng yếu cần tránh điều gì?

Khi da nhạy cảm, mỏng và yếu hơn bình thường, bạn nên tránh tuyệt đối các sản phẩm treatment như BHA, không peel da và không quá lạm dụng tẩy tế bào chết, đồng thời tránh xa sữa rửa mặt.

3.1. Bí quyết chăm sóc da mỏng yếu: Tránh tẩy tế bào chết!

Trong trường hợp da mỏng yếu, việc tẩy tế bào chết quá mức hoặc quá mạnh có thể làm tổn thương da và làm mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên của nó. Thay vào đó, hãy chọn các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng và tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng, không gây kích ứng.

3.2. Chăm sóc da mỏng yếu: Tại sao không nên sử dụng BHA?

BHA là một loại axit salicylic thông thường được sử dụng trong sản phẩm trị mụn và làm sạch da. Tuy nhiên, BHA có thể làm khô da và gây kích ứng đối với da mỏng yếu. Bạn tuyệt đối không sử dụng BHA/AHA, retinol hoặc tretinoid cho làn da nhạy cảm. Hoặc sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

3.3. Có nên peel da khi da mỏng, yếu không?

Peel da là một phương pháp điều trị da để loại bỏ tế bào da chết và cải thiện màu da. Tuy nhiên, trong trường hợp da mỏng yếu, peel da sẽ làm tổn thương da nặng hơn và gây mẫn cảm, nổi mẩn hoặc sưng đỏ.

3.4. Tuyệt đối không dùng máy rửa mặt trên da mỏng yếu

Máy sửa mặt sẽ làm da mỏng yếu trở nên nhạy cảm hơn và gây tổn thương cho hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Đối với da mỏng yếu, nên tránh sử dụng máy sửa mặt hoặc sử dụng chúng với cường độ thấp và chỉ khi được hướng dẫn bởi chuyên gia da liễu.

4. Quy tắc ngầm khi chăm sóc da mặt yếu

Khi chăm sóc da mặt bị yếu, bạn cần nhớ rằng, việc bảo vệ da là yếu tố then chốt để giúp cải thiện sức khỏe da sau này. Tiếp theo, thường xuyên bổ sung đủ độ ẩm cho da và phục hồi lại hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da.

4.1. Quy tắc số 1 – Bảo vệ da là yếu tố then chốt

Đặc biệt là khi da mỏng yếu, việc bảo vệ da khỏi tác động môi trường và tác nhân gây tổn thương là rất quan trọng. Hãy tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức và luôn sử dụng kem chống nắng có SPF để bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại. Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất cứng, hương liệu mạnh, hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.

4.2. Quy tắc số 2 – Độ ẩm là yếu tố then chốt

Da mỏng yếu, không được cấp dưỡng thường xuyên sẽ dễ bị khô và mất nước. Vì vậy, việc cung cấp đủ độ ẩm cho da rất quan trọng. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần dưỡng ẩm như hyaluronic acid, glycerin, hoặc ceramides. Hãy lựa chọn kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không gây kích ứng và thoa đều lên da hàng ngày để giữ cho da luôn mềm mịn và đủ độ ẩm.

4.3. “Gia cố” hàng rào bảo vệ da – quy tắc ngầm khi da bị mỏng yếu

Để làm cho da mỏng yếu trở nên khỏe mạnh hơn, việc phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da là quan trọng. Hãy sử dụng sản phẩm chứa các thành phần như niacinamide, ceramides, acid hyaluronic hoặc chiết xuất tự nhiên như tảo biển để tái tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Điều này giúp củng cố sự đàn hồi của da và tạo một lớp bảo vệ chống lại các tác nhân gây tổn thương.

Quy tắc ngầm khi chăm sóc da mặt yếu
Quy tắc ngầm khi chăm sóc da mặt yếu

Bài viết trên chia sẻ chi tiết về cách chăm sóc da mặt yếu, mỏng và nhạy cảm. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc bảo vệ, dưỡng ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da vào cả buổi sáng và buổi tối, bạn đã bước đầu bảo vệ làn da mỏng yếu của mình một cách hiệu quả. Hãy lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da không gây kích ứng, dịu nhẹ. Đồng thời, luôn đảm bảo rằng da của bạn luôn được giữ ẩm đầy đủ và được bảo vệ khỏi tác động của môi trường và ánh nắng mặt trời.