Trị nám bằng công nghệ peeling là gì? Cơ chế, quy trình và lưu ý
Trị nám bằng công nghệ peeling là sử dụng các tinh chất tự nhiên, hỗ trợ loại bỏ lớp da cũ và thay thế bằng lớp da đều màu, mịn màng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này, bởi đây là liệu pháp gây xâm lấn cực tiểu trên da. Đồng thời, nó nên được thực hiện trực tiếp bởi các bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn nhất.
1. Giải thích: Trị nám bằng công nghệ peeling là gì?
Công nghệ trị nám peeling, hay còn được biết đến với cái tên khác là peel da. Peel da được các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mỹ xếp vào nhóm phương pháp giúp xử lý tình trạng nám da mới hình thành và có chân chưa ăn sâu vào da.
Peel da thực chất là việc sử dụng các sản phẩm từ hóa học hoặc sinh học để loại bỏ đi lớp da dày sừng đã cũ, bụi bẩn và vi khuẩn trong lỗ chân lông, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo và phát triển da mới.
2. Công nghệ peel da trị nám hoạt động như thế nào?
Quá trình peel da thường được thực hiện bằng cách áp dụng một chất tự nhiên lên da và tác động lên lớp biểu bì của da. Tinh chất thường được sử dụng là AHA, ngoài ra, vẫn có nhiều loại acid khác, tùy thuộc vào mức độ vấn đề da và mục đích điều trị.
Công nghệ peel da hoạt động bằng cách tác động vào các liên kết giữa các tế bào da trong lớp biểu bì. Từ đó, AHA sẽ làm mềm và làm bong các liên kết này, giúp loại bỏ các tế bào da chết, tạp chất, và các vết nám, đồng thời kích thích quá trình tái tạo tế bào mới.
Khi lớp da trên cùng bị loại bỏ, khả năng sản xuất collagen và elastin trên da được kích hoạt, giúp làm đều màu da và cải thiện độ đàn hồi của da.
Quá trình peel da được thực hiện ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc sâu, tùy thuộc vào tình trạng da và mục đích điều trị. Thông thường, sau khi thực hiện peel da, da sẽ có một giai đoạn hồi phục, trong đó da sẽ bong ra và có thể xuất hiện tình trạng đỏ, nhạy cảm. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, da sẽ trở nên mềm mịn, sáng hơn và vết nám sẽ được cải thiện.
3. Đối tượng được sử dụng peel da để trị nám
Peeling da trị nám không phù hợp với tất cả đối tượng, bởi nó được xếp vào nhóm phương pháp xâm lấn và tác động trực tiếp trên da. Chính vì vậy, có những trường hợp da đang gặp phải các bệnh lý hoặc gặp phải những thương tổn sẽ không thể dùng được.
3.1. Đối tượng phù hợp với công nghệ peeling da
– Những người chỉ bị nám da ở mức độ nhẹ
– Lỗ chân lông to, xuất hiện mụn ẩn và da sần sùi
– Da thâm sạm, xuất hiện các đốm sắc tố, không đều màu và bị lão hóa
3.2. Ai không thể trị nám bằng công nghệ peeling da
– Công nghệ trị nám peel da không được áp dụng cho phụ nữ đang trong kỳ thai sản
– Người có da nhạy cảm, hoặc bị viêm da, da bị mẩn đỏ
– Người sở hữu tone da tối màu, sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng da không đều màu hơn so với người có tông da sáng
– Người có tiền sử bệnh tim, mắc các bệnh tiểu đường hoặc các căn bệnh về gan
– Trường hợp có vết thương hở, mụn mủ, mụn viêm trên da
4. Quy trình 7 bước trị nám bằng công nghệ peeling tại cơ sở thẩm mỹ
Mặc dù với quy trình bao gồm 7 bước cơ bản, tuy nhiên, liệu pháp này nên được thực hiện bởi các chuyên gia da liễu.
Bước 1: Tẩy đi lớp trang điểm có trên da
Các bác sĩ sẽ sử dụng các sản phẩm chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, dầu và trang điểm trên da, giúp làm sạch và hỗ trợ các bước tiếp theo tốt hơn. Kể cả trong trường hợp chỉ dùng kem chống nắng cũng vẫn cần tẩy trang theo các bước trong quy trình thẩm mỹ.
Bước 2: Làm sạch da, làm thông thoáng lỗ chân lông
Bác sĩ sẽ sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không gây kích ứng hay tác động mạnh trên da. Điều này giúp loại bỏ các tạp chất và tế bào chết trên da, chuẩn bị da cho quá trình peel da.
Bước 3: Vô trùng, loại bỏ nguy cơ gây nhiễm trùng
Để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ sử dụng một dung dịch sát khuẩn nhẹ để làm sạch và làm dịu da, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Bước 4: Bắt đầu các bước tiến hành peel da
Bác sĩ sẽ áp dụng tinh chất lên trên da. Hiện nay, có nhiều loại peel da khác nhau, từ peel nhẹ đến peel mạnh, tùy thuộc vào từng mục đích điều trị. Chất peel da sẽ làm mềm và loại bỏ lớp da trên cùng, giúp làm mờ vết nám và cải thiện chất lượng da.
Bước 5: Làm dịu da sau quá trình thay da
Sau khi peel da, bác sĩ sẽ sử dụng các sản phẩm làm dịu da như tinh chất, kem dưỡng hoặc mặt nạ chứa thành phần làm dịu da như tảo biển, hoa cúc để giảm viêm, làm dịu và cung cấp độ ẩm cho da.
Bước 6: Đắp mặt nạ và điện di làm phục hồi da
Để hỗ trợ da phục hồi và đẩy nhanh quá trình tái tạo da, các bác sĩ sẽ đắp mặt nạ nhằm bổ sung thêm các dưỡng chất cho quá trình hồi phục. Một số loại mặt nạ được sử dụng như tế bào gốc, nhau thai cừu, mặt nạ B5,… đều là sản phẩm chứa các dưỡng chất giúp tái tạo da.
Bước 7: Áp dụng các liệu pháp bảo vệ da
Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ áp dụng kem chống nắng với chỉ số SPF cao để thoa lên da mặt của bệnh nhân, giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Điều này rất quan trọng bởi sau quá trình peel da kết thúc, da sẽ bắt đầu trở nên nhạy cảm hơn với các tác động của môi trường, đặc biệt là ánh sáng mặt trời.
5. Lưu ý về cách chăm sóc da sau trị nám bằng công nghệ peeling
Sau khi peel da, việc chăm sóc sau điều trị là hoàn toàn không thể thiếu. Bạn nên áp dụng các phương pháp bảo vệ da, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất và cấp ẩm cho da kịp thời. Hơn hết, không nên tác động hay tự lột lớp da đang bong tróc, thay vào đó hay cấp đủ độ ẩm để lớp da thay thế nhanh hơn.
5.1. Chống nắng đầy đủ cho da sau khi thay da
Bạn nên tìm kiếm các sản phẩm chống nắng có chỉ số cao (SPF 30 trở lên) và bôi đều khắp vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Điều này giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, ngăn ngừa việc tái hình thành nám và bảo vệ da sau quá trình peeling.
5.2. Bổ sung thêm các dưỡng chất, cấp ẩm cần thiết
Sau peeling, da thường trở nên khô và nhạy cảm hơn. Việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp để cấp nước và nuôi dưỡng da là hoàn toàn cần thiết.
Bạn nên chọn các loại kem dưỡng có thành phần dưỡng ẩm, như axit hyaluronic, glycerin, vitamin E, dầu cây cỏ bách, để tái tạo độ ẩm cho làn da sau peel.
5.3. Tránh tuyệt đối các loại mỹ phẩm sử dụng để trang điểm
Bạn nên tránh việc sử dụng mỹ phẩm, trang điểm trong thời gian sau peeling. Bởi nó cần thời gian để hồi phục và chữa lành nên bạn cần để da “thở” tự nhiên. Nếu cần thiết, hãy sử dụng những sản phẩm mỹ phẩm nhẹ nhàng và không gây kích ứng cho da.
5.4. Tuyệt đối không tự lột các mảng bong trên da
Sau quá trình peeling, da sẽ bong tróc và tự loại bỏ các lớp da cũ. Một điều rất quan trọng bạn cần lưu ý là không tự lột các mảng bong tróc, bởi nó sẽ gây tổn thương và nhiễm trùng da. Hãy để da tự nhiên bong tróc mà không can thiệp, ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu và giúp quá trình này diễn ra một cách tự nhiên.
Trị nám bằng công nghệ peeling là một phương pháp hiệu quả để làm sáng da, làm mờ các vết nám và cải thiện tình trạng da không đều màu. Qua quá trình peeling, các lớp da cũ sẽ được loại bỏ, từ đó kích thích quá trình tái tạo da mới, mang lại làn da trắng sáng, mịn màng. Đừng quên để lại số điện thoại để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ làm đẹp tại Viện thẩm mỹ tái sinh Sinclair.